Từ lâu trước đây mình đã được một người bạn giới thiệu về quyển sách này, nhưng chưa có dịp đọc. Cho đến khi có job liên quan đến nông nghiệp thì mình thực sự đã đi tìm mua nó. Cuộc cách mạng một – cọng – rơm là quyển sách được Xanh shop biên tập cũng như tặng file PDF, chúng đã làm mưa làm gió một thời, chỉ cần bạn gõ tên cuốn sách thôi cũng đủ có nhiều bài báo và nhận xét từ những người nổi tiếng khác nói về nó.

Cái tên của cuốn sách cũng đã nói lên phần nào về nội dung cuả cuốn sách về nông nghiệp tự nhiên được ông Masanobu Fukuoka thực hiện vào nhiều năm trước tại Nhật Bản, hay còn nói các khác phương pháp trồng rau hữu cơ. Bạn có thể xem sách giấy ở đây nha https://shorten.asia/q3VgrQH3

Đối với nhiều bạn trẻ, thực sự chỉ mới nghe qua các phương pháp organic, hữu cơ, vô cơ… thật khó để có thể phân biệt chính xác chúng khác nhau như thế nào nhỉ? Cá nhân mình cũng vậy, chỉ mới biết rõ hơn khi được làm việc về lĩnh vực này thôi. Có thể đã có cơ hội được tìm hiểu và nghiên cứu nên mình may mắn hiểu được những gì mà ông Masanobu Fukuoka chia sẻ, và công nhận rằng chúng thật sự là điều vô cùng khó để có thể thực hiện lâu dài được trong thời buổi vì lợi nhuận này!

Sau khi từ bỏ cuộc sống hiện đại ông Masanobu Fukuoka đa quyết định quay về với cuộc sống ẩn dật trên núi và lựa chọn về cách làm nông làm mà như không làm, ông đã tìm đến sự gắn kết bình dị giữa con người và thiên nhiên. Những tiến bộ về khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp của con người chính là những tác nhân gây ra những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bản thân. Họ yêu thích những thứ đẹp đẽ mới lạ biên chế ra những loại thuốc trừ sâu, những loại hỗ trợ sinh sản cho cây trồng mà lại quên đi mình chính là những người tiêu thụ cũng như đất, thiên nhiên chịu những ảnh hưởng thiệt hại sau mỗi vụ mùa… và về lâu dài hơn chính là hệ sinh thái sống của chúng ta gióng lên từng hồi chuông cảnh báo.

Điều đặc biệt hơn, khi đọc đến những đoạn sau của cuốn sách bạn sẽ tìm thấy những giá trị tâm linh, giữa Đạo và người, một sợi dây gắn kết không thể thiếu được, tưởng chừng như xa cách lại vô cùng quen thuộc.

Một trong những điều mình khá tâm đắc khác trong cuốn sách của ông, chính là việc đã có không ít những nhà khoa học, nhà nông nghiệp đều tìm đến ông để học hỏi kinh nghiệm làm vườn của ông, tuy nhiên họ đều ra những câu trả lời riêng cho câu hỏi chung của mình. Bạn biết vì sao không? Vì những người quan tâm đến môi trường đất, họ có thể dành cả cuộc đời chỉ để tìm hiểu về môi trường đất cho cây, thích hợp hay không. Cũng như những nhà nghiên cứu sâu bọ họ cũng chỉ dành thời gian để tìm ra phương pháp để diệt trừ chúng…. Họ không biết rằng vốn dĩ những quy luật tự nhiên đều có sự cân bằng, giữa đất, không khí, nước hay từ những loại thiên địch, từ những phương pháp rẻ và hiệu quả từ trong chính tự nhiên… Họ chỉ thực sự quan tâm đến những thứ mình mải đi tìm mà quên đi những liên đới xung quanh… Một bài học thật ý nghiã đúng không?

Cuốn sách này, thực sự khó để có thể nói đoạn nào là hay, đoạn nào là không hay, vì chúng là những kiến thức tinh tế, mà những ai yêu thích làm nông đều có thể lụm về để tham khảo!

Có vẻ như mọi thứ tốt hơn lên khi người nông dân áp dụng các kĩ thuật “khoa học”, nhưng thế không có nghĩa là do độ màu mỡ tự nhiên vốn đã không đủ nên khoa học phải đến giải cứu, mà sự giải cứu đó thành ra cần thiết do độ màu mỡ tự nhiên của đất đã bị huỷ hoại

Về mặt sinh học mà nói, trái cây trong trạng thái hơi héo là để giữ cho quá trình hô hấp và tiêu hao năng lượng ở mức thấp nhất có thể. Cũng giống như một người trong trạng thái thiền: sự trai đổi chất, hô hấp và tiêu hao calo của anh ta ở mức cực kỳ thấp.

Trứng gà thương mại thì là một hỗn hợp của thức ăn tổng hợp, các hoá chất và hoc-môn không hơn không kém. Đây chẳng phải là một sản phẩm của tự nhiên, mà là sản phẩm tổng hợp do con người tạo ra dưới hình dạng một quả trứng.

Sản phẩm được trồng theo cách phi tự nhiên thoả mãn được những ham muốn thoáng chốc đất nhưng lại làm cơ thể con người suy yếu và gấy biến đổi về mặt thể chất khiến nó phải phụ thuộc vào các loại thực phẩm đó.

Con người ngày nay ăn với tâm trí của họ chứ không phải bằng cơ thể của họ.

Thức ăn là thức ăn mà thức ăn cũng không phải là thức ăn. Nó là một phân của con người nhưng cũng tách biệt khỏi con người.

 

 

Visited 1 times, 1 visit(s) today

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *