Posts tagged thay doi ban than

[Tài chính cá nhân] Vì sao chúng ta mãi không thể tiết kiệm?

Chúng ta ai cũng nghe qua cụm từ “thói quen tài chính” – cách chúng ta quản lý tiền bạc, thế nhưng, để thực sự ứng dụng chúng thì luôn gặp phải những lực cản. Giống như, trên trang giấy bạn muốn tiết kiệm 20% lương vào quỹ đầu tư cá nhân, nhưng được nửa đường các chương trình sale giảm giá cuỗm luôn 20% đó kèm theo là một khoản chi lố khác. Trong một buổi chia sẻ cùng TED – Shlomo Benartzi đã lý giải những hành vi và quyết định hành động của con người trong các ví dụ và nghiên cứu cụ thể cùng với câu hỏi:

“Mọi người dễ dàng mua iphone mới nhất, cũng như sẵn sàng mua thêm gói bảo hiểm dành cho iphone phòng ngừa bị mất trong tương lai. Thế nhưng, có bao nhiêu người đã sẵn sàng mua bảo hiểm nhân thọ cho bản thân…”

Trong 100 người Mỹ thì có tới 50% không thể tiết kiệm 1 phần từ tiền lương của bản thân. 2/3 lựa chọn không tiết kiệm và chỉ 1/3 trong số đó thực sự tiết kiệm. Và chỉ 11% trong 1/3 nhóm người tiết kiệm cảm thấy họ tiết kiệm vừa đủ. Chỉ 0.5% người Mỹ cảm thấy họ tiết kiệm quá nhiều. Vậy tại sao mọi người không thể tiết kiệm?

Lựa chọn giữa chuối và socola: Thách thức về hành vi của con người

Trong một cuộc khảo sát hỏi 100 người lựa chọn chuối hay socola cho bữa xế của tuần sau. Kết quả 74% mọi người nghĩ rằng sẽ chọn chuối trong khi chỉ 26% chọn socola. Tuy nhiên, khi đến lúc thực sự lựa chọn thì những người đã từng quyết định ăn chuối đã thay đổi hành vi. Cụ thể, chỉ còn 30% chọn chuối và 70% chọn socola. Cho thấy khi đứng trước sự lựa chọn con người có xu hướng thiên vị hiện tại và mất kiểm soát bản thân.

“Kiểm soát bản thân” là một vấn đề không phải trong tương lai mà ở ngay tại lúc chúng ta đưa ra quyết định ở hiện tại. Cũng như với việc lựa chọn tiết kiệm trong tương lai. Theo các nhà kinh tế học thì đây còn là “Sự thiên vị hiện tại”. Chúng ta đều biết rằng bản thân cần phải tiết kiệm  năm tới, nhưng hôm nay thì cứ tiêu cái đã.  Sự thiên vị hiện tại (trước những dự định, sự kiện, yêu thương bản thân, món hàng đang giảm giá) là chúng ta suy nghĩ về tiết kiệm ở tương lai là không cần thiết. Thay vì lựa chọn nghĩ về những lợi ích khi có số tiền tiết kiệm trong tương lại, chúng ta có xu hướng ưu ái cho những giá trị nhận được (dù là ngắn hạn) ở thời điểm hiện tại.

Đây chính là một trở ngại cực lớn cho việc chúng ta mãi trì trệ trước những quyết định thay đổi bản thân.

Những chướng ngại liên quan đến sự trì trệ

Lấy ví dụ từ việc hiến nội tạng tại Đức và Áo để cho thấy sự liên hệ giữa những điều đơn giản và phức tạp quyết định hành động của chúng ta.

Mỗi người Đức khi lấy bằng lái xe hoặc CMND họ đều được yêu cầu tick vào ô đồng ý hiến nội tạng. Kết quả chỉ có 12% trong số đó sẵn sàng đánh vào số đó. Ngược lại ở Áo, khi mọi người lấy bằng lái xe thì yêu cầu hãy tick vào ô nếu không muốn hiến nội tạng. Và kết quả cho thấy chỉ 1% trong số đó không muốn hiến nội tạng.

Vậy có thể thấy việc đánh dấu vào ô là một nỗ lực lớn. Và con người có xu hướng không muốn suy nghĩ, phân tích hay hành động quá nhiều. Đó là lí do vì sao lựa chọn “Không làm bất cứ điều gì” là một điều khá phố biến.

Điều gì sẽ xảy ra khi mọi người bị choáng ngợp và sợ hãi?

Thông qua một khảo sát từ bộ môn Kinh tế học hành vi khác cho thấy  chứng “Ghét mất mát”.

Một bầy khỉ khi cho một qủa táo, chúng khá vui. Tương tự, với một bầy khác, bắt đầu cho chúng 2 quả, sau đi lấy đi 1 quả chỉ còn 1. Chúng đã thực sự phát điên. Đây là ví dụ của sự ghét bị mất mát. Chúng ta có xu hướng ghét bị mất đi thứ gì đó, ngay cả khi chúng không gây ra bất kì một rủi ro nào. Giống như bạn không sẵn lòng rút tiền tại trụ ATM khác khi phải chịu 10k tiền phí.

Tâm lý sợ mất mát cũng rất có ảnh hưởng khi bàn về tiết kiệm. Vì xét ở khía cạnh tinh thần, cảm xúc và trực giác nhận thức rằng tiết kiệm là mất mát vì “tôi phải cắt bớt chi tiêu” . Khi phải suy nghĩ quá nhiều điều cần phải làm để tiết kiệm thì con người có xu hướng lựa chọn không làm gì cả (như việc phải chọn đánh dấu vào ô hiến nội tạng hay không)

Vậy đâu là giải pháp giúp chúng ta sẵn lòng tiết kiệm?

Bạn hãy xem việc tiết kiệm cho ngày mai là một hành động tích cực và tạo ra những động lực từ bên trong bản thân. Hãy luôn nghĩ đến việc số dư của tài khoản tiết kiệm tăng lên từng ngày, từng tháng, từng năm theo mục tiêu cá nhân và bắt tay vào hành động. Bạn sẽ tìm thấy sự thoả mãn tức thời.

Hãy ghi chép và theo dõi số dư tăng thêm mỗi kì, và bạn có thể lựa chọn đưa ra những mục tiêu cụ thể để đánh giá. Hình ảnh được đánh giá là thu hút sự chú ý của mọi người hiệu quả nhất, bạn có thể lựa chọn quy ước số tiền cần tiết kiệm cùng với những món đồ. Ví dụ như đôi giảy hàng hiệu, xe hơi, nhà, hay chuyến du lịch nước ngoài. Từ những cột mốc như vậy, bạn cũng sẽ nâng cấp được giá trị cuộc sống của mình.

Một trong những phương pháp gíup bạn cảm thấy tiết kiệm không còn là sự mất mát (bạn không cần cắt gỉam chi tiêu) chính là hãy tìm cách làm tăng thu nhập. Khi nhu nhập tăng lên, thay vì phải cắt bớt chi tiêu thì bạn lựa chọn trích ra một phần của thu vào mục tiết kiệm.

Mọi người có thể tham khảo thêm tại: https://youtu.be/gzcw_02ZB1o