Posts tagged thịnh vượng tài chính tuổi 30 tập 2

#51 – Review Books: Thịnh vượng tài chính tuổi 30 (Tập 2)

Dạo gần đây mình thường hay giới thiệu cho các bạn của mình về tuyển tập 2 cuốn sách về tài chính là “Thịnh vượng tài chính tuổi 30” rất nhiều, và mình nhận ra rằng, ở độ tuổi 20 chúng ta ai cũng bị những cám dỗ làm lung lay dẫn đến tình trạng “Cày chỉ đủ tiêu” và có không ít bạn còn bị hụt và nợ nhiều (bản thân mình cũng vậy chỉ khá hơn một chút thôi).

Thông qua một số đầu sách nói về vấn đề tài chính cá nhân, thì “Thịnh vượng tài chính tuổi 30” có lối viết lôi cuốn, không nhàm chán được xây dựng theo phong cách dẫn dắt trong cuộc sống thực tế, phù hợp với những điều đang diễn ra từ thực tế xã hội (Hàn Quốc) thông qua công việc cũng như lối suy nghĩ tiêu xài hiện đại mà bất cứ một người trẻ nào cũng gặp phải.

Nếu như trước đây, thời ông bà chúng ta thường chắt chiu từng đồng từng xu để lo cho cuộc sống ngày mai, đến thời cha mẹ chúng ta thắt lưng buộc bụng lo cho chúng ta học hành vui chơi đầy đủ, thì tới thời kì cuả chúng ta làm 1 đồng hưởng 1 hay 1,5 đồng. Và dù đời nào đi nữa, hầu hết mọi người đều lựa chọn đầu tư cho con cái để làm “bảo hiểm tuổi già”, thế nhưng điều đó có hoàn toàn đúng? Điều đó có phải là một phương pháp “Đầu tư cho tương lại đúng cách”?

Với những người bạn mình quen biết thì mình tệ nhất trong vấn đề quản lý tài chính, cũng như luôn chuẩn bị sẵn sàng các khoản tài chính dự bị cho tương lai. Bạn biết không

  • Bản thân mình đã từng kinh doanh online từ những ngày đầu của trào lưu ấy diễn ra, mình làm có hiệu quả nhưng bản thân không có một kế hoạch tài chính đủ tốt để có thể duy trì lâu dài, dường như đúng như làm 1 đồng tiêu đến 1,5 thậm chí là 3 đồng.
  • Mình đã có những lúc có khoản tiết kiệm kha khá, nhưng rồi lại nổi hứng đến không còn 1 đồng nào
  • Cũng có những tháng mình xài thật tiết kiệm, cũng có những tháng shipper tìm quen mặt =))

“Chi tiêu vượt quá điều kiện kinh tế của mình cũng nguy hiểm giống như say rượu lái xe. Muốn được tự do về mặt tài chính trước hết phải giải quyết hết các khoản nợ. Các khoản nợ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Đừng tiêu xài hoang phí để rồi mắc nợ.”

Kế hoạch tài chính của bản thân mình đã bắt đầu từ những ngày đầu khi mình sống tự lập, thế nhưng nó cũng chỉ có tác dụng cho thời điểm thực tại mà quên đi những vấn đề tài chính cho tương lai. Còn bạn thì sao?

Với cuốn sách “Thịnh vượng tài chính tuổi 30” tập 2 này, tác giả đưa chúng ta đến với câu chuyện khác từ một nhân viên công chức có những thành tựu, và câu chuyện từ những người bạn xung quanh, từ một người ở độ tuổi 40 đang chờ đợi tài sản thừa kế từ cha mẹ, cho đến những người đang có cuộc sống vừa đủ trước những biến động kinh tế xã hội… mà thông qua các nhân vật đó bạn cũng sẽ vô tình gặp được hình ảnh của chính bản thân mình.

Bạn nghĩ bản thân còn quá trẻ trước những vấn đề kế hoạch dài hạn nhưng không đâu, không phải là quá sớm hay quá muộn chỉ là vừa đúng lúc. Vì dù sẽ có những biến động về kinh tế tài chính mà chúng ta sẽ không ai nghĩ đến, những biến cố trong cuộc sống và dù sao đi nữa, việc chuẩn bị sẵn sàng không bao giờ là dư thừa.

Những câu “highline” trong sách

  • “Nghèo khó là căn bệnh mãn tính. Nếu chấp nhận số phận số phận nghèo khổ thì sau này rất khó thay đổi, nếu cứ cho rằng đó là số trời… Chúng ta không thể thích ứng với nghèo khó mà phải tránh xa nó.”Lý do cần có tiền, cũng có nghĩa là mong muốn có tiền để làm gi?” Hãy viết lý do phải kiếm ra tiền, sau đó bạn sẽ biết chính xác mình phải làm gì, muốn có cái gì, muốn trở thành người như thế nào.
  • “Điều quan trong nhất là phải có trách nhiệm với tiền, trách nhiệm đó xuất phát từ việc xác định rõ “mình có bao nhiêu tài sản, kiếm tiền bằng cách nào, tiền tiêu vào việc gì, đầu tư vào đâu” sau đó lên kế hoạch và thực hiện, đây chính là bước đầu tiên trên con đường tự do về tài chính.”
  • “Dùng thẻ tín dụng để chi tiêu vượt quá khả năng của mình cũng giống như say rượu lái xem vô cùng nguy hiểm, bởi vì tiền không qua tay mình, nên rất khó khống chế mong muốn mua sắm của bản thân.”
  • “Giải quyết các khoản nợ. Những trước khi giải quyết các khoản nợ phải làm một việc, đó là không làm nảy sinh nợ mới, phải bịt lỗ thủng lại, phải kiềm chế mong muốn mua sắm ngay cả khi phải mang nợ, để làm được điều này cần phải có tri thức và kỹ xảo.”
  • “Khoản vay mua nhà vượt quá khả năng chi trả của bạn sẽ làm cho tình hình tài chính của bạn trở nên bất ổn, cách làm chính xác là số tiền phải trả cả vốn lẫn lãi không được vượt quá 30% thu nhập của bạn.”
  • “Khi tính lãi suất kép, còn phải tính cả lãi suất có được từ tiền gốc cộng với số lãi, như vậy, lãi suất kép có được do lãi cộng lãi theo thời gian sẽ càng lớn, điều này giống với học thuyết hòn tuyết lăn”
  • Ba tài sản lớn Tài sản bảo đảm – Tài sản dưỡng già và Tài sản đầu tư”
  • “Bảo hiểm là một loại tài sản xuất sắc đủ có thể bù đắp tổn thất về kinh tế khi chúng ta gặp phải biến cố trong tương lai,”
  • “Tài sản đầu tư, nó bao gồm nhà cửa để chúng ta sinh sống, tiên học của con cái và chi phí cưới xin cho chúng, khoản tiền nhàn rỗi… nhưng tài sản đầu ở đây chỉ là những tài sản có thể sử dụng và không hề có quan hệ đến các khoản nợ.
  • “Trong cuộc sống, nếu từng bước phân tích những hỉ nộ ái ố mà chúng ta cảm nhận được, sẽ phát hiện ra rằng phần lớn những cung độ tình cảm này đều có liên quan đến tiền bạc, bạn có thể duy trì tâm trạng bình thường hay đang rơi vào trạng thái bất an, tất cả đều được quyết định bởi việc chúng ta làm thế nào để kiểm soát được số tiền chúng ta có được”
  • “Nếu không học được cách nhẫn nại, thành công sẽ không bao giờ chủ động đến gõ cửa nhà cậu.””
  • “Muốn có được lợi ích do lãi suất kép đem lại, bắt buộc phải học cách chờ đợi, từ góc độ này, chúng ta nhận thấy một điều, sự tồn tại của lãi suất kép khiến chúng ta phải dành thời gian từ 20-30 năm để tích lũy tiền dưỡng già,”
  • “Trong giai đoạn đầu tiên của việc tích lũy tài sản, chắc chắn chúng ta sẽ phải đi rất nhiều đường vòng, nhưng đồng thời cũng sẽ đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm, điều quan trọng nhất trong giai đoạn này là phải học cách nhẫn nại.””
  • “Do đó khi còn trẻ, phải có sự quan tâm nhất định đối với sản phẩm đầu tư mang tính biến động như thị trường cổ phiếu, sản phẩm tiền tệ có độ an toàn cao tuy tạm thời có thể mang lại cho cậu cảm giác an toàn nhưng một thời gian dài sau, do lãi suất của nó thấp hơn so với lạm phát, chắc chắn sẽ xuất hiện nguy cơ mất giá trị.””
Ngay sau khi hoàn thành cuốn sách này, bản thân mình đã bức thiết cần thực hiện ngay hành động thiết lập kế hoạch tài chính cũng như những phương pháp đầu tư khác để có thể đảm bảo cho cuộc sống bản thân sau này. Còn bạn thì sao? Hãy chia sẻ với mình cảm nghĩ khi đọc xong cuốn sách này nhé!
P.s: Hiện sách đã có file PDF cũng như file hỗ trợ đọc trên máy đọc sách đó. Mua sách giấy với ưu đãi đặc biệt ở đây nè https://shorten.asia/9k29d3WW