Skip to content Skip to footer

#50 – Review Books: Bên rặng tuyết sơn – Swami Amar Jyoti (Nguyên Phong dịch)

Bạn có quan tâm đến các vấn đề về tôn giáo không, nhất là đaọ Phật?

Vậy thì bộ sách của Nguyên Phong sẽ dành cho bạn, thực ra thì bản thân mình cũng chỉ mới đọc cuốn số 2 thôi. Nhưng ở những quyển sách bạn này sẽ tìm hiểu thêm những điều thú vị khác, tuy nói về vấn đề tôn giáo, nhưng từng câu từng chữ đều có sự lôi cuốn, giúp bạn nhanh chóng đi hết cuốn sách.

Nếu với cuốn “Hành trình về phương Đông” bạn hiểu về Đạo, về con đường sau khi chúng ta mất đi thì cuốn “Bên rặng tuyết sơn”, bạn sẽ hiểu hơn về một khía cạnh khác về việc tu đạo, những hỉ nộ ái ố, yêu thương trong tu tập, ai cũng vậy, chỉ là họ có tâm yêu thương rất khác… Cũng như bạn hiểu hơn vì sao người tu hành nhưng họ cũng có những ngã rẻ, mà khi đã hiểu bạn sẽ không còn cảm thấy những sai trái đó làm suy đi cái tâm của Đạo. Mà ngày hôm trước khi có cơ hội tiếp xúc với một thầy trụ trì chùa tại miền Bắc, nghe thầy chia sẻ

“Người tu hành cũng như bao người thôi, có thất – tình – lục- dục, nhưng dục trong tình của họ rất khác, với dục của con người bình thừơng chính là khát khao được đụng chạm, thân thiết, còn với người tu hành thì dục của họ chính là được gặp gỡ, nhìn thấy người mình cảm mến chính cũng đủ lấp đầy những khoái cảm – xúc rồi. Vì sao, đối với Chư bắt giới dù sao có cuộc sống thần tiên lại không thể kiềm hãm được dục vọng của của bản thân mà phải đụng chạm Hằng Nga, chính là do ông đã sử dụng hết phần đạo của mình nhưng lại không tiếp tục tu hành, thế nên phải chịu kiếp nửa người nửa thú, chính là không biết thì không có tội, nhưng biết mà con vi phạm thì tội nặng hơn là như vậy!”

Dạo gần đây với sự nổi lên cồn cào của bài “Độ ta không độ nàng” xuất phát từ Trung Quốc, bản thân mình đã từ chối nghe lần thứ 2, vì mình không muốn cổ suý cho những suy nghĩ lệch lạc về Đạo, vì những người viếtlời dịch lại đó, họ chỉ là những người hiểu về tình nhưng lại không thấu Đạo. Họ tiêm nhiễm cho bao người khác, nhất là giới trẻ về những lệch lạc Đạo. Mà ngay ngày đầu tiên mình đã khá bức xúc khi nghe nhưng đã cố giữ bình tĩnh ngăn không cho bản thân quá xúc động, nên hôm nay mình mới bàn luận về vấn đề này thông qua cuốn sách “Bên rặng tuyết sơn”

“Bên rặng tuyết sơn” là câu chuyện về chàng trai hiện đại, học về toán học và khoa học, người đã luôn sống với những con số chính xác, mãi cho đến khi ở độ tuổi 20, chàng trai ấy luôn cảm thấy bản thân đang cần đi một con đường khác, một chân lý mới, vâỵ là chàng trai đã bỏ lại tương lai ở phía sau, để bắt đầu về cuộc hành trình đi tìm chân lý mới. Sau nhiều năm trời ròng ra, anh ấy đã tìm thấy vị sư phụ minh tìm kiếm bao năm trên dãy tuyết sơn. Sự xúc động không ngừng, chàng trai tiến vào những năm tháng tu luyện học tập cùng sư phụ.

Cho đến một ngày, qúa trình tu luyện ấy vượt đến một ngưỡng cao hơn, chàng trai có thể nhìn lại con người mình ở những kiếp sống trước đây… thì tưởng chừng như cuộc sống tu luyện nơi núi cao sẽ luôn diễn ra, thế nhưng… một nguồn cám dỗ mạnh mẽ khác vẫn luôn sôi sục trong tâm… sau bao nỗ lực kiễm hãm nhưng chàng trai lại cần phải tiếp tục một hành trình mới… một thử thách mới mà số phận đã định trước…

Hành trình dài, giúp chàng trai gặp bao người, học hỏi thêm, rèn luyện thêm… cho đến khi tìm thấy số mệnh của mình. “Duyên nợ” giữa những con người tu hành với nhau, họ kết thành vợ chồng… và tiếp nhận quá trình trao dồi, tu tập tiếp theo cũng như truyền đạo cho những người họ gặp gỡ. Họ cùng nhau trưởng thành trong quá trình tu hành, cùng nhau chịu đựng nỗi đau khi một trong 2 đứa con qua đời. Đó đều là những bài học mà cuộc đời thử thách dành cho họ…  Và rồi khi đã đủ duyên hết nợ thì họ đành chia tay để tiếp tục con đường tu hành của mình.

Sau khi đã hoàn thành bài học sứ mệnh của cuộc đời, chàng trai nay trở thành người đàn ông trung niên lại tiếp tục đi tiếp vào hành trình tu tập của mình. Ông tìm lại vị sư phụ, giờ đây khi đã hết vướng bận, lòng ông nhẹ tênh, và rồi sau nhiều năm tưởng chừng như sẽ đi về vùng đất thánh thì ông lại tiếp tục một vòng tuần hoàn như chính vị sư phụ của mình, gặp đồ đệ và hướng dẫn cho họ tu hành…

Đôi khi, Đạo là tâm linh đều luôn có những thứ khá mơ hồ không thể lí giải được. Chỉ khi bạn tin và thực hành được thì bạn mới có thể thấy được sự màu nhiệm đó. Thế nên khi lần đầu tiên được nghe chia sẻ về những câu chuyện đó cho đến bây giờ mình đã hiểu được về những điều mà không phải bất cứ ai cũng có thể được lắng nghe chia sẻ.

Vậy nên, với “Độ ta không độ nàng” cũng như một người không hiểu gì về đạo nói về đạo gây ra nhiều ý kiến trái chiều, nhưng không phải vì vậy, mà chúng ta “sân si” với nó, vì tâm không bận thì lòng sẽ thanh thản hơn. Ở ngoài kia thế giới luôn có những con đường, những cách tu hành rất riêng thế nên con đường chúng ta đi không phải là con đường tất cả mọi người cũng phải đi thế nên mình sẽ cảm thấy “tội nghiệp” cho họ.

Mỗi người, tuỳ theo căn cơ, khí chất, duyên nghiệp, mà tìm lấy con đường thích hợp, nhưng không thể đạt đạo chỉ bằng sự chuyên tâm sùng kính, chuyên tâm thiền định hoặc chuyên tâm phục vụ cho một lý tưởng thanh cao nào đó. Mỗi con đường chỉ có thể giúp ta vượt qua một nấc thang mà thôi

“Cái chết chỉ là một khía cạnh khác của sự sống mà thôi. Có sinh ắt có tử, đó là lẽ thường vì nếu không sinh ắt sẽ không tử. Một người biết chấp nhận cái chết chính là biết sống một cách đúng đắn

Có vay thì có trả, còn ước ao thì còn bị ràng buộc, và đã có ràng buộc thì lại phải lo gỡ ra

Qua việc trau dồi kiến thức, họ đi từ cảnh giới này qua cảnh giới khác, học hỏi, nghiên cứu mãi không thôi.

Tôn giáo là những quy luật về luân lý và niềm tin giúp ta định hướng và tiến bộ trên đường đạo… Mục đích của tôn giáo là giúp mình tự tìm biết được mình, biết được đấng đã sáng tạo ra mình, và hiểu được mọi liên hệ xác thực giữa mình và đấng sáng tạo ra mình.

Chúng ta nên xem vấn đề ăn uống tương tự như việc uống thuốc khi có bệnh, nghĩa là không nên để ý xem nó ngon hay không ngon, mà chỉ dùng vừa đủ cho nhu cầu nuôi dưỡng xác thân mà thôi, uống ít thuốc quá thì sẽ không có hiệu quả, hoặc nếu có hiệu quả thì cũng không đủ liều lượng để trị bệnh; còn ngược lại, uống thuốc nhiều quá thì sẽ có hại cho cơ thể.

Hãy làm việc như thường, nhưng đừng làm việc như một kẻ nô lệ. Vấn đề ở đây không phải là công việc, mà là thái độ đối với công việc.”

Bạn có thể tham khảo sách tại đây nha: https://shorten.asia/eXMScma5

Leave a comment

0.0/5