Posts in Sách tôn giáo

#66 – Review book – Toàn thư chiêm tinh học nhập môn

Trong những trang cuối của cuốn sách đã nói rằng chúng ta đang ở ky nguyên Bảo Bình, vậy nó là gì? Trong kỷ nguyên này chúng ta sẽ có nhiều bước ngoặt trong cuộc sống, khoa học kĩ thuật và đồng thời cũng phải đối mặt với dịch bệnh, chiến tranh, phải đúng với như tính cách Bảo Bình… Khi đọc đến những dòng này mình đã thực sự cảm thấy Chiêm tinh học quả với chiều dài lịch sử ngàn năm cho đến khi chứng minh đây là bộ môn khoa học quả là “vàng thật, giá thật”

Lại là mình và chuyên mục review cuốn sách đã hoàn thành từ lâu nhưng giờ mới lên bài “Nhập môn toàn thư chiêm tinh học” từ NXB Saigon Book. Đây là cuốn sách mình thường giới thiệu cho đám bạn mỗi khi ghé qua chỗ mình, và sự thật chứng minh tất cả chúng ta đều thích khám phá về bản thân, cũng như giải mã mọi thứ từ ngày tháng năm sinh, tên tuổi các thể loại.

Bạn còn nhớ lần đầu tiên làm quen với 12 cung hoàng đạo là khi nào không?

Với mình, những năm học cấp 2 và cấp 3 chính là quãng thời gian “đam mê” bất tận với 12 cung hoàng đạo thông qua các tờ báo Mực Tím và Hoa Học Trò. Ngày đó Internet vẫn chưa phổ biến và tin tức cũng chưa được chuộng, mỗi tuần chỉ đợi tới ngày ra báo. Mình nhớ ngày đó, mục chiêm tinh 12 cung hoàng đạo là mục hot nhất của tờ báo (tới bây giờ, lâu lâu lướt báo mình vẫn hay đọc), mỗi tuần đều có mục dự đoán tuần đó của các cung ra sao, mỗi tháng lại có bài phân tích lớn hơn về cung như một món quà – chỉ cần vài dòng vậy thôi mà đủ mê hoặc mình nhịn ăn vặt để mua.

Mình là người không tìm hiểu chuyên sâu về chiêm tinh học chỉ từng biết sơ qua về tính cách của cung hoàng đạo cũng như đọc qua dự đoán về tuần mới, tháng mới, năm mới thông qua những chuyển động của các ngôi sao và hành tinh. Có đôi khi mình có nghe những người bạn tìm hiểu chuyên sâu hơn về chiêm tinh học chia sẻ về các thứ cung mặt trời, cung mặt trăng, đối xứng… thì mình ngơ ngác thì ra chiêm tinh học là một môn khoa học với chiều dài nghiên cứu lâu năm. Nếu với 12 con giáp bạn xem còn có theo tháng còn với 12 cung hoàng đạo thì dường như không chia theo độ tuổi mà chỉ dựa vào chòm sao của bạn, có một chút xíu bỡ ngỡ chạm tới mình rồi – Vì ở mỗi một cách đều có cái huyền bí riêng. Nhưng khi đọc tới cuốn sách “Toàn thư chiêm tinh học nhập môn” mình đã có góc nhìn hoàn toàn mới về chiêm tinh học. Cuốn sách này cho mình những kiến thức toàn diện về chủ đề chiêm tinh. Cụ thể như qua cung Mặt trời, cung Mặt trăng, điểm Mọc, các Hành tinh và các cung Nhà, mình đã  khám phá ra được một phần tính cách của bản thân mà trước đây mình chưa đọc, những thứ tưởng chừng như chỉ có người khác nhận xét về thông qua quá trình tiếp xúc lâu ngày. Điểm thú vị của chiêm tình học chính là khám phá ý nghĩa của các góc chiếu trong lá số chiêm tinh của mình, cũng như cách so sánh biểu đồ sinh của mình với người khác để tìm thấy những khía cạnh tương hợp của đôi bên. Bạn sẽ biết được chiêm tinh học khởi nguồn và phát triển như thế nào qua từng thế kỷ và những tác động của chúng lên quá trình hình thành tính cách của mỗi người.

Thông qua “Toàn thư chiêm tinh học”, mình đã biết được dù cùng cung nhưng tính cách của mỗi người là hoàn toàn khác nhau vì các hành tinh luôn luôn chuyển động. Tuỳ thuộc vào ngày tháng năm sinh, và địa điểm bạn sinh ra mà sẽ có những biểu đồ sinh hoàn toàn khác biệt. Trong đó, biểu đồ sinh là hình vẽ lại bầu trời hoàng đạo của mỗi người sinh ra. Mỗi thực thể trong hệ Mặt trời đều dịch chuyển với vận tốc và gia tốc khác nhau trên những quỹ đạo khác nhau, nên số lượng tổ hợp vị trí của các hành tinh gần như vô tận. Chính vì vậy, để tìm một người có biểu đồ sinh giống nhau thì cần khoảng thời gian là 4.320.000 năm. Dựa vào sự chuyển động của các chòm sao và Trái đất mà người xưa đã chia thành 12 chòm sao ứng với vị trí của Mặt trời trên thiên cầu trong 12 tháng được gọi là các chòm sao hoàng đạo.

Đọc biểu đồ ngày sinh [Natal Chart] – ZO[diac]+[ho]ROSCOPES

Mỗi một biểu đồ sinh sẽ bao gồm 3 thành phần chính: Các hành tinh, Cung hoàng đạo và Cung nhà. Cung hoàng đạo với 12 nhánh nằm trên một vòng tròn 360 độ đều nhau, mỗi nhánh tương ứng với vòng cung 30 độ, tương đương với 12 tháng, 4 mùa trong năm. Và trong từng cung được chia thành 4 nhóm yếu tố ( Lửa, Đất, Khí và Nước), với 3 cung đại diện, các cung trong cùng nhóm sẽ có phần tính cách tương đồng với nhau

Đọc Nhập môn toàn thư chiêm tinh học đòi hỏi sự tìm tòi từ internet nữa, chỉ cần bạn kiên nhẫn một chút thì chúng không hề khó hiểu. Trong sách còn có ví dụ minh hoạ từ người nổi tiếng cho bạn dễ hình dung.

Một cuốn sách dày mà chỉ để review sương sương như thế này thì thật không đủ, vì vậy, mọi người hãy khám phá thêm đi nha. Một cuốn sách thú vị đó

#56 – Review Books: Minh triết trong đời sống – Darshani Deane

Kết thúc tháng 10 đầy bận rộn sẽ là bài về cuốn sách mình đã tăm tia từ lâu nhưng không bao giờ đọc “Minh triết trong đời sống” – Darshani Deane

Là một trong những cuốn sách nhẹ nhàng về Phật Pháp, tâm linh của Nguyên Phong dịch – “Minh triết trong đời sống” có nội dung được trình bày theo từng mẫu chuyện ngắn về lời giải đáp từng câu hỏi của những người nhập môn trong thiền, tu và hành. Với mình, nếu ai mới bắt đầu cảm thấy thích thú về chủ đề này thì có thể tìm hiểu về cuốn sách này nhé (https://shorten.asia/pWCSDHt8 )

Nội dung

Mở đầu cuốn sách là câu chuyện từng trải của nhân vật chính, một người phụ nữ thành công trong con đường nghệ thuật với bệ phóng gia đình hoàn hảo, công việc tiến triển theo mong muốn nhưng cô vẫn không thể cảm thấy hài lòng với thực tại. Từ những lần đi vòng quanh, trải nghiệm thiền định ở khắp mọi nơi trên thế giới cô vẫn không tìm thấy được điều bản thân mong muốn.

Từ bỏ đi những vật chất cô tìm đến những thách thức khác trong cuộc đời, phải trải qua bao lần buông bỏ từ vật chất cho đến cái tôi thì cô mới có thể tìm thấy được thứ bản thân cần. Mỗi một trải nghiệm của cô vô cùng thần kì lôi cuốn đến từng câu chữ mà khi bạn cầm cuốn sách lên chỉ muốn tìm tòi và khám phá.

Sau khi cô đã đạt được ngưỡng mong muốn của bản thân chính là lúc cô cần cho đi, lan toả những kiến thức mà bản thân có đến với những người khác, và những buổi thuyết giảng của cô ra đời, thu hút sự chú ý từ đông đảo mọi người và hai phần ba của cuốn sách chính là những chia sẻ bài học từ trong cuộc đời của mỗi người dưới một góc nhìn và phương pháp trải nghiệm khác nhau.

Cuốn sách này dành cho…

Bản thân mình chọn lựa cuốn sách để cùng trải qua một quãng thời gian chuyển đổi, bình lặng – vững tin và động lực là những gì mình nghĩ thích hợp để mô tả về cuốn sách này.

Nếu bạn mong muốn tìm thấy quãng thời gian bình lặng trong những lúc bận rộn thì những câu chuyện với những điểm nhấn riêng sẽ mang bạn đến với những khoảng lặng. Mình tin rằng trong đó cũng sẽ có những câu hỏi mà bản thân mỗi người đang tìm kiếm.

Đây sẽ là một cuốn sách không khó đọc, nhưng với phong cách Nguyên Phong luôn dẫn dụ bạn đọc những câu chữ tiếp theo cho đến khi hoàn thành cuốn sách mới thôi!

#50 – Review Books: Bên rặng tuyết sơn – Swami Amar Jyoti (Nguyên Phong dịch)

Bạn có quan tâm đến các vấn đề về tôn giáo không, nhất là đaọ Phật?

Vậy thì bộ sách của Nguyên Phong sẽ dành cho bạn, thực ra thì bản thân mình cũng chỉ mới đọc cuốn số 2 thôi. Nhưng ở những quyển sách bạn này sẽ tìm hiểu thêm những điều thú vị khác, tuy nói về vấn đề tôn giáo, nhưng từng câu từng chữ đều có sự lôi cuốn, giúp bạn nhanh chóng đi hết cuốn sách.

Nếu với cuốn “Hành trình về phương Đông” bạn hiểu về Đạo, về con đường sau khi chúng ta mất đi thì cuốn “Bên rặng tuyết sơn”, bạn sẽ hiểu hơn về một khía cạnh khác về việc tu đạo, những hỉ nộ ái ố, yêu thương trong tu tập, ai cũng vậy, chỉ là họ có tâm yêu thương rất khác… Cũng như bạn hiểu hơn vì sao người tu hành nhưng họ cũng có những ngã rẻ, mà khi đã hiểu bạn sẽ không còn cảm thấy những sai trái đó làm suy đi cái tâm của Đạo. Mà ngày hôm trước khi có cơ hội tiếp xúc với một thầy trụ trì chùa tại miền Bắc, nghe thầy chia sẻ

“Người tu hành cũng như bao người thôi, có thất – tình – lục- dục, nhưng dục trong tình của họ rất khác, với dục của con người bình thừơng chính là khát khao được đụng chạm, thân thiết, còn với người tu hành thì dục của họ chính là được gặp gỡ, nhìn thấy người mình cảm mến chính cũng đủ lấp đầy những khoái cảm – xúc rồi. Vì sao, đối với Chư bắt giới dù sao có cuộc sống thần tiên lại không thể kiềm hãm được dục vọng của của bản thân mà phải đụng chạm Hằng Nga, chính là do ông đã sử dụng hết phần đạo của mình nhưng lại không tiếp tục tu hành, thế nên phải chịu kiếp nửa người nửa thú, chính là không biết thì không có tội, nhưng biết mà con vi phạm thì tội nặng hơn là như vậy!”

Dạo gần đây với sự nổi lên cồn cào của bài “Độ ta không độ nàng” xuất phát từ Trung Quốc, bản thân mình đã từ chối nghe lần thứ 2, vì mình không muốn cổ suý cho những suy nghĩ lệch lạc về Đạo, vì những người viếtlời dịch lại đó, họ chỉ là những người hiểu về tình nhưng lại không thấu Đạo. Họ tiêm nhiễm cho bao người khác, nhất là giới trẻ về những lệch lạc Đạo. Mà ngay ngày đầu tiên mình đã khá bức xúc khi nghe nhưng đã cố giữ bình tĩnh ngăn không cho bản thân quá xúc động, nên hôm nay mình mới bàn luận về vấn đề này thông qua cuốn sách “Bên rặng tuyết sơn”

“Bên rặng tuyết sơn” là câu chuyện về chàng trai hiện đại, học về toán học và khoa học, người đã luôn sống với những con số chính xác, mãi cho đến khi ở độ tuổi 20, chàng trai ấy luôn cảm thấy bản thân đang cần đi một con đường khác, một chân lý mới, vâỵ là chàng trai đã bỏ lại tương lai ở phía sau, để bắt đầu về cuộc hành trình đi tìm chân lý mới. Sau nhiều năm trời ròng ra, anh ấy đã tìm thấy vị sư phụ minh tìm kiếm bao năm trên dãy tuyết sơn. Sự xúc động không ngừng, chàng trai tiến vào những năm tháng tu luyện học tập cùng sư phụ.

Cho đến một ngày, qúa trình tu luyện ấy vượt đến một ngưỡng cao hơn, chàng trai có thể nhìn lại con người mình ở những kiếp sống trước đây… thì tưởng chừng như cuộc sống tu luyện nơi núi cao sẽ luôn diễn ra, thế nhưng… một nguồn cám dỗ mạnh mẽ khác vẫn luôn sôi sục trong tâm… sau bao nỗ lực kiễm hãm nhưng chàng trai lại cần phải tiếp tục một hành trình mới… một thử thách mới mà số phận đã định trước…

Hành trình dài, giúp chàng trai gặp bao người, học hỏi thêm, rèn luyện thêm… cho đến khi tìm thấy số mệnh của mình. “Duyên nợ” giữa những con người tu hành với nhau, họ kết thành vợ chồng… và tiếp nhận quá trình trao dồi, tu tập tiếp theo cũng như truyền đạo cho những người họ gặp gỡ. Họ cùng nhau trưởng thành trong quá trình tu hành, cùng nhau chịu đựng nỗi đau khi một trong 2 đứa con qua đời. Đó đều là những bài học mà cuộc đời thử thách dành cho họ…  Và rồi khi đã đủ duyên hết nợ thì họ đành chia tay để tiếp tục con đường tu hành của mình.

Sau khi đã hoàn thành bài học sứ mệnh của cuộc đời, chàng trai nay trở thành người đàn ông trung niên lại tiếp tục đi tiếp vào hành trình tu tập của mình. Ông tìm lại vị sư phụ, giờ đây khi đã hết vướng bận, lòng ông nhẹ tênh, và rồi sau nhiều năm tưởng chừng như sẽ đi về vùng đất thánh thì ông lại tiếp tục một vòng tuần hoàn như chính vị sư phụ của mình, gặp đồ đệ và hướng dẫn cho họ tu hành…

Đôi khi, Đạo là tâm linh đều luôn có những thứ khá mơ hồ không thể lí giải được. Chỉ khi bạn tin và thực hành được thì bạn mới có thể thấy được sự màu nhiệm đó. Thế nên khi lần đầu tiên được nghe chia sẻ về những câu chuyện đó cho đến bây giờ mình đã hiểu được về những điều mà không phải bất cứ ai cũng có thể được lắng nghe chia sẻ.

Vậy nên, với “Độ ta không độ nàng” cũng như một người không hiểu gì về đạo nói về đạo gây ra nhiều ý kiến trái chiều, nhưng không phải vì vậy, mà chúng ta “sân si” với nó, vì tâm không bận thì lòng sẽ thanh thản hơn. Ở ngoài kia thế giới luôn có những con đường, những cách tu hành rất riêng thế nên con đường chúng ta đi không phải là con đường tất cả mọi người cũng phải đi thế nên mình sẽ cảm thấy “tội nghiệp” cho họ.

Mỗi người, tuỳ theo căn cơ, khí chất, duyên nghiệp, mà tìm lấy con đường thích hợp, nhưng không thể đạt đạo chỉ bằng sự chuyên tâm sùng kính, chuyên tâm thiền định hoặc chuyên tâm phục vụ cho một lý tưởng thanh cao nào đó. Mỗi con đường chỉ có thể giúp ta vượt qua một nấc thang mà thôi

“Cái chết chỉ là một khía cạnh khác của sự sống mà thôi. Có sinh ắt có tử, đó là lẽ thường vì nếu không sinh ắt sẽ không tử. Một người biết chấp nhận cái chết chính là biết sống một cách đúng đắn

Có vay thì có trả, còn ước ao thì còn bị ràng buộc, và đã có ràng buộc thì lại phải lo gỡ ra

Qua việc trau dồi kiến thức, họ đi từ cảnh giới này qua cảnh giới khác, học hỏi, nghiên cứu mãi không thôi.

Tôn giáo là những quy luật về luân lý và niềm tin giúp ta định hướng và tiến bộ trên đường đạo… Mục đích của tôn giáo là giúp mình tự tìm biết được mình, biết được đấng đã sáng tạo ra mình, và hiểu được mọi liên hệ xác thực giữa mình và đấng sáng tạo ra mình.

Chúng ta nên xem vấn đề ăn uống tương tự như việc uống thuốc khi có bệnh, nghĩa là không nên để ý xem nó ngon hay không ngon, mà chỉ dùng vừa đủ cho nhu cầu nuôi dưỡng xác thân mà thôi, uống ít thuốc quá thì sẽ không có hiệu quả, hoặc nếu có hiệu quả thì cũng không đủ liều lượng để trị bệnh; còn ngược lại, uống thuốc nhiều quá thì sẽ có hại cho cơ thể.

Hãy làm việc như thường, nhưng đừng làm việc như một kẻ nô lệ. Vấn đề ở đây không phải là công việc, mà là thái độ đối với công việc.”

Bạn có thể tham khảo sách tại đây nha: https://shorten.asia/eXMScma5

#42 – Review Book: Cuộc cách mạng Từ Bi – Đức Đạt-Lai Lạt-Ma & Sofia Strul-Rever

“Trí thông minh tuyệt vời cúa con người thay vì được sử dụng vào việc phục vụ, yêu thương và bảo vệ sự sống, thì bị lèo lái để huỷ diệt sự sống…”

Như bao trăn trở giống như bao người khác về những thay đổi của con người, của xã hội khác… Đại sư Đạt- Lai Lạt-Ma đã luông mong muốn có thể góp phần vào việc tiến hành một cuộc cách mạng từ bi. Cuộc cách mạng được đưa ra với mong muốn kêu gọi các bạn trẻ, những người chủ tương lai của thế giới.

Chắc hẳn, với nhiều bạn tìm tòi về Phật giáo nói chung, về tâm linh nói riêng không thể không biết đến Đại sư Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, vị lãnh đạo tinh thần không chỉ của người dân Tây Tạng mà còn của toàn thế giới.

Bạn đang tò mò không biết trong cuốn sách nói về điều gì?

Bản thân mình cũng vậy! Và đó là nguyên nhân mình đã sở hữu nó.

Cuốn sách như chính tên nói đưa ra. Đây chính là “tâm thư” mà ngài Đại sư luôn mong muốn được thực hiện, muốn gióng lên hồi chuông cảnh báo từ những thay đổi của thế giời. Người muốn kêu gọi mọi người mở lòng mình ra và giúp đỡ nhiều người khác, hãy phá vỡ đi sự thờ ơ của nhân loại.

Một vị đại sư với sự tín ngưỡng của bao người, lại vô cùng bình dị, ngày ngày thông qua những người ngài gặp gỡ, ngài đều muốn “đánh thức” được lòng từ bi của họ. Lòng từ bi nghe có vẻ cao xa nhưng xuất phát điểm của chúng lại ở tại chính bản thân ta.

Khi đọc một cuốn sách Phật giáo, bạn không chỉ tìm hiểu về tín ngưỡng, mà bạn còn có thêm cơ hội để được mở mang một tầm nhìn mới, một hiểu biết mới về thế giới.

Tu hành không có nghĩa là không học hỏi, không quan tâm về thế giới bên ngoài. Nếu bạn không tin bạn có thể tìm hiểu từ ngài Đạt Lai Lạt Ma Đại sư.

#37 – Review Book: Nghệ thuật thiết lập truyền thông – Thích Nhất Hạnh

Cuốn sách này có điểm là 9/10 đây.

Lại có thêm một quyển sách nữa từ thầy Thích Nhất Hạnh đây, mình khá hài lòng với quyển sách mới này của thầy. Nếu bạn từng đọc sách của thầy Thích Nhất Hạnh bạn sẽ thấy nội dung của tất cả các cuốn sách của thầy đều có những sự liên kết với nhau. Có những nội dung được lặp lại, tuy nhiên ở mỗi cuốn sách sẽ có những phần đi vào chuyên sâu hơn, diễn đạt kỹ hơn. Và với hầu hết các cuốn sách của thầy có thiền có tu nhưng nó là một điều gì đó rất rất nhẹ nhàng mà ai ai cũng đều có thể làm được không nhất thiết bạn là người tụng kinh niệm phật mới có thể làm được.

Mình đã chọn cuốn sách này từ khi mới có thông tin sách xuất bản vì mình thực sự nghĩ đến vấn đề giao tiếp của bản thân và mong muốn được cải thiện nó hơn. Nghệ thuật thiết lập truyền thông nhưng nó không phải là truyền thông trong Marketing mà nó chỉ đơn giản là việc giao tiếp, lắng nghe và thấu hiểu trong các mối quan hệ hằng ngày của bạn mà thôi. Với mình đây là một cuốn sách để giúp đỡ bản thân rất nhiều, để có một trái tim rộng lớn hơn, bỏ quên đi cái tôi của bản thân mình nữa. Tuy là khó nhưng mọi người đều có thể làm được.

Ngày hôm trước mình đã từ chối một người, nhưng mình nghĩ nhờ có cuốn sách mà mình đã học được cách khiến cho cuộc trò chuyện nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Bản thân mình là một người nóng vội và cực kỳ ham tranh nói. Dường như là thế, mình có đôi khi còn không thể chờ đợi lắng nghe hết câu nói của người đối diện mà đã lo nhảy vào và bộc lộ bản thân. Như vậy khá là tệ. Nhưng may mắn sao, giờ đây mình đã có thể tập luyện cho kĩ năng lắng nghe của bản thân được tốt hơn.

Mình nghĩ điểm trừ trong cuốn sách này chính là ở khâu dịch, theo như mình biết các sách của thầy Thích Nhất Hạnh đều được viết từ tiếng anh sau đó mới dịch lại bằng tiếng Việt. Chính vì vậy mà có những chỗ dịch khá cứng, làm mất đi chất nhẹ nhàng của giọng văn của thầy. Những thuật ngữ vì vậy cũng trở nên có phần kém mượt hơn. Ví dụ như chính tên sách vậy, vì đây là cuốn sách về cuộc sống, về giao tiếp nhưng tựa đề thì có phần chuyên môn hoá :)) Sẽ khiến cho nhiều bạn cảm thấy trở ngại khi thực sự muốn đọc về nó.

Một số câu nói hay trong cuốn sách:

Muốn có chánh niệm ta phải buông bỏ óc phán xét, ý thức sự có mặt của hơi thở, thân thể, hoàn toàn chú ý đến những gì trong ta và chung quanh ta.

Trí óc là dụng cụ truyền thông căn bản. Nếu trí óc ta tê liệt thì không một dụng cụ nào có thể thay thế giúp ta truyền thông với chính ta hay với người khác.

khổ đau cuả ta phản ảnh khổ đau của thế giới. Kỳ thị, bóc lột, nghèo đói, và sợ hãi gây nên khổ đau chung quanh chúng ta. Khổ đau của chúng ta cũng phản ảnh khổ đau của những người khác.

Nếu biết rõ tính chất và gốc rễ của khổ đau, con đường giải thoát khổ đau sẽ hiện ra trước mắt. Biết rằng có con đường thoát ta nhẹ nhóm và không còn sợ hãi

Sen phải cắm rễ xuống bùn mới mọc. Từ bi phát khởi từ hiểu biết khổ đau.

Lắng nghe sâu với tâm thương yêu, bạn sẽ hiểu người kia sâu sắc hơn và thương yêu sẽ được nuôi dưỡng. Nền tảng của thương yêu là hiểu biết, và hiểu biết trước hết là hiểu biết khổ đau.

Sự thật là nền tảng cho một quan hệ lâu dài. Nếu ta không xây dựng quan hệ trên sự thật thì trước sau thì quan hệ cũng tan vỡ.

Cũng như thế, người mà ta thương yêu không biết rằng ta thương yêu họ. Nhiều lúc chúng ta muốn nói cho một ai đó là chúng ta lo lắng, thương yêu họ nhưng chúng tâ không biết nói lời thế nào để cho người kia thấu tâm tình của ta.

Ta không cần một chiếc iphone để làm việc đó. Ta cần đôi mắt để nhìn người ấy với thương yêu. Ta cần đôi tai để lắng nghe với thương yêu và cái miệng để nói lời ái ngữ.

Nếu không biết lắng nghe niềm đau nỗi khổ của chính mình thì không có hy vọng gì để có thể cải thiện phẩm chất của mối liên hệ.

Một người đã chịu rất nhiều đau khổ sẽ không có khả năng tiếp nhận hiểu biết , yêu thương và giúp đỡ. Đối với những người ấy ta phải rất mực kiên nhẫn.

Còn cảm nghĩ của bạn thì sao? Hãy chia sẻ nó với mình nhé <3 Chúc mọi người có những ngày cuối năm vui vẻ!

#35 – Review Book: Rồi một ngày cuộc sống hoá hư vô – Hideki Suzuki

Con người là sinh vật đáng thương, cho đến khi trút hơi thở cuối cùng, chúng ta dành cả cuộc đời mình để gào thét trong im lặng:Hãy công nhận tôi! Hãy công nhận tôi – Tanizawa Eiichi

Bạn hiền có nghe qua về cuốn sách gối đầu nằm của người Nhật chưa, một là những cuốn sách về lối sống tối giản và một chính là cuốn sách “Rồi một ngày cuộc sống hoá hư vô ” của Hideki Suzuki này. Mình cũng đã rất thắc mắc về lý do tại sao như vậy và quyết định đi tìm câu trả lời. Sự thật thì nó không khiến mình thất vọng chút nào!

Điểm của cuốn sách này sẽ là 9/ 10đ

Ấn tượng đầu tiên về cuốn sách

Với cái tên của mình, hiển nhiên “Rồi một ngày cuộc sống hoá hư vô” sẽ không thể được trang hoàng rực rỡ, mà nó chỉ là một tấm hình lồng hình đầy nhẹ nhàng như đúng tên của mình vậy.

Hình như rằng mọi cuốn sách hay đều thách thức mắt nhìn người đọc thì phải? Những cuốn ngôn tình ngày nay bìa sách lung linh đủ để bạn có thể sống ảo, còn những cuốn sách có nội dung hay thì là do được người này kháo người kia mọi người cùng biết. Có lẽ đây là câu “Tố gỗ hơn tốt nước sơn” chăng?

Hideki Suzuki – nữ tác gỉa lựa chọn phong cách viết sách chính là những câu chuyện nhỏ, và đúc kết chúng lại thành những bài học nhỏ cho mọi người dễ đọc.

Nội dung cuốn sách

“Rồi một ngày cuộc sống hoá hư vô” có một giọng văn rất nhẹ nhàng, được trình bày thành những câu chuyện ngắn mà dù bạn là ai bạn cũng sẽ rất dễ dàng để đọc, cảm và hiểu câu chuyện.

Cuộc sống với những khó khăn, con người đã mang trên vai những áp lực. Chạy theo những thành tích, tiền tài cùng sự công nhận từ người khác mà vô tình xây nên một bức tường chắn bản thân cùng với những điều vui vẻ nhỏ bé hằng ngày.

Là các câu chuyện từ sự kì vọng đặt nặng lên những đứa con mong chúng thật xuất sắc và cuối cùng chính là những nỗi đau thương.

Cuộc sống của chúng ta có thật sự có nhiều nỗi đau thương hay đơn giản là do chính ta tạo ra chúng?

Bạn hiền có thể dành một khoảng lặng của cuộc sống để nhìn lại đời nhìn lại mình, để cuộc sống mỗi ngày của mình trôi qua thật ý nghĩa. Để dù ngày mai, hay nhiều ngày sau nhìn lại bạn vẫn sẽ thấy hạnh phúc.

Cuốn sách này dành cho ai?

Theo như mô tả của Hideki Suzuki  thì cuốn sách này cô muốn dành tặng cho những ngừơi đã bước vào chặng đường cuối của cuộc đời kèm theo cả những người thân của họ.

Nhưng với mình, nó dành cho tất cả mọi người. Dù bạn còn trẻ nhưng bạn cảm thấy lạc lối. Bạn đang mong muốn tìm niềm vui trong cuộc sống. Bạn mong muốn cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa hơn.

Những câu nói hay trong cuốn sách

Nếu quá coi trọng cuộc sống thường ngày sẽ chẳng còn điều gì tốt đẹp. Hãy trân trọng những thứ cơ bản mình đang có, dành nhiều thời gian hơn cho nó.

Còn hơn cả cuộc sống nhung lụa, cuộc sống thường ngày trong căn phòng của chính bạn mới đem lại hạnh phúc.

Con người là sinh vật yếu đuối, nếu không nhìn thấy viễn cảnh tương lai, chúng ta không thể sống kiên cường. Bởi vậy, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, xác định được mục tiêu sống vô cùng quan trọng.

Đừng quá phô trương, quá coi trọng thể diện…. Con người thường bị cái tâm hư vinh ám ảnh.

Giá trị của một con người không phụ thuộc vào giá trị xã hội của người đó. Hãy sống ở đây, ngay lúc này, thật bình thản.

Đừng để cuộc đời của mình kết thúc đáng buồn, chết đi mà không được nói lời cám ơn tới ai

Cuộc sống có ích cho người khác nghe có vẻ khó khăn. Nhưng chỉ cần tích luỹ những việc nhỏ có ích cho mọi người là đã đủ.

Con người là sinh vật đáng thương, cho đến khi trút hơi thở cuối cùng, chúng ta dành cả cuộc đời mình để gào thét trong im lặng: Hãy công nhận tôi! Hãy công nhận tôi – Tanizawa Eiichi

Chính những thăng trầm cảm xúc như nỗi khổ đau, phiền não sẽ giúp con người ta trưởng thành hơn.

Cuộc đời không có bất hạnh là cuộc đời không có nhận thức cũng không có hạnh phúc.

Trước cái chết, gạt sang một bên tiền tài, vật chất, thứ duy nhất ta có thể mang sang thế giới bên kia chỉ là ký ức mà thôi. Tham tiền tài, tham vật chất làm mất đi những ký ức tốt đẹp, chẳng phải là bỏ gốc lấy ngọn sao?

Trong cuộc đời có rất nhiều việc bạn có thể tự mình quyết định.