Posts in Marketing Tip & Trick

Tìm hiểu về Social Listening Tool – BSI Top 10

Mình nhớ lần đầu nghe brief khách hàng mà mention tới cam kết BUZZ là thấy hơi ngu ngơ lắm, thậm chí còn viết sai cả chữ BUZZ. Sau này, khi làm quen hơn với các campaign cần tạo độ thảo luận thì đã biết khách đang nhắc điều gì.
Nhân mùa cuối năm tất bật những chiếc plan mới, bạn nào chưa biết về Social Listening Tool – BSI Top 10 thì tham khảo qua các tips của mình nha.

1. Khái niệm về BSI – BUZZMETRICS SOCIAL INDEX

BSI Top 10 được đánh giá là bảng xếp hạng đáng tin, chất lượng có cập nhật nhanh nhất trên social media dựa trên các chỉ số mạng xã hội được đánh giá bởi Buzzmetric
BSI Top 10 phản ánh mức độ lan truyền của toàn bộ chiến dịch bằng cách kết hợp 5 yếu tố chính: Buzz Volume, Audience Scale, Sentiment Score, Relevancy Index và Virality Index.

2. Cách tính điểm BSI

Buzz Volume: Tổng lượng thảo luận chính là lượng bài viết, và mức độ ồn ào của chiến dịch được nhắc đến. Muốn vô BSI Top 10 thì Buzz Volume của brand phải nằm trong Top 30.
Audience Scale: Số lượng người tham gia thảo luận. Thông thường 1 user comment 10 lần được dính là 10 buzz nhưng chỉ được tính 1 audience scale thôi nha
Sentiment Score: Chỉ số cảm xúc, độ yêu thích của người dùng.
Chỉ số cảm xúc = (Lượng thảo luận Tích cực – Lượng thảo luận Tiêu cực) / (Lượng thảo luận Tích cực + Lượng thảo luận Tiêu cực). Và range từ 0.98 – 1 điểm là tốt
Relevancy Index: Mức độ liên quan của thảo luận thông qua object mention, minigame, tactics. Hiển nhiên thì càng có nhiều thảo luận liên quan từ nhiều người thì điểm sẽ càng tốt
Virality Index – Mức độ lan truyền của chiến dịch được tính dựa trên tỷ trọng thảo luận trên 3 nguồn: Paid, Owned, Earned media.
Trong trường hợp các hot fanpage như: Thỏ 7 màu thường là Paid media (khi bạn book bài PR) nhưng nếu họ chủ động share bài do chiến dịch cuả bạn viral tốt thì có thể được tính thành Earned media nhen.

3. Những yếu tố góp phần leo rank cho nhãn hàng:

Ở đây sẽ được đánh giá ở 2 yếu tố: Content và Tactic
Content:
– Content creator hẳn là cần được đào đúng insight thầm kín của nhóm TA rồi, từ đó sản phẩm nhảy vào cũng mượt mà hơn.
– Giúp người dùng xây dựng được tình cảm tích cực đối với sản phẩm của thương hiệu
– Content không nên chỉ tập trung nói về sản phẩm, vì user giờ đây có rất nhiều nội dung gây nhiễu, drama hấp dẫn thay vì bài viết sản phẩm nhàm chán
– Và must have chính là hero asset để gợi nhắc, nhấn mạnh và lan toả được chiến dịch ví dụ như TVC, MV, Special content
Tactic
– Thông qua các cuộc thi/ challenge, minigame và giveaway được tổ chức từ brand
– Livestream: Dù cũ nhưng luôn thành công.
Trong chiến dịch mới nhất của TRESemé tạo được lượt buzz khủng khi áp dụng cross livestream từ fanpage của KOL kết hợp cùng với minigame có sheme đơn giản, nhiều quà đặc biệt là dễ chơi, dễ trúng thưởng. Kêu gọi mọi người share (public) có hashtag và keyword của campaign. Việc mở rộng keyword của campaign là vô cùng quan trọng nha. Thay vì thu hẹp
– Social outreach: Thông qua mạng lưới KOL, KOC từ Tiktok, Hot fanpage…

Sau hơn 2 năm làm việc tại Agency mình đã có dịp được học thêm nhiều kiến thức và kỹ năng đối với Marketer chính vì vậy chuyên mục nhỏ sẽ là nơi giúp các bạn Intern hoặc Junior nâng cao kỹ năng của mình. Hãy tiếp tục theo dõi và để lại comment cho mình để được kết nối nhé.

Bạn có thể mời mình một ly cà phê tại đây:  Nguyễn Thị Hương – Techcombank – 19030871048018.

Tìm hiểu về viết thương mại cho Content Creator

Trong quá trình sản xuất nội dung, mình thường viết chính là viết thương mại. Đây cũng là nhóm nội dung sẽ ngày càng phát triển, khi nhu cầu story telling của nhãn hàng tăng cao và sẽ là kỹ năng là bất kỳ content creator nào cũng cần.

Theo định nghĩa viết thương mại gồm 2 ý:

  • Viết là khái niệm quen thuộc, được hiểu đơn giản là sắp xếp đúng thông tin theo một mục đích cụ thể nào đó.
  • Thương mại là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa hai hoặc nhiều bên, thường đòi hỏi sự vận chuyển từ nơi này đến nơi khác. (Wikipedia)

Suy ra, viết thương mại chính là quá trình sáng tạo nội dung để phù hợp với mục đích thương mại của cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp. Mục đích thương mại vô cùng rộng lớn, có thể là bán hàng, giới thiệu thương hiệu, lan tỏa những thông tin hữu ích đến mọi người.

Viết thương mại là một phạm trù rộng lớn khiến không ít người nhầm lẫn rằng:

Viết thương mại và copywriting là một.

Thực chất copywriting chi là một mục đích nhỏ trong viết thương mại.

Viết thương mại là những bài viết trên facebook.

Facebook chỉ là một định dạng rất nhỏ trong phân bổ nội dung đa kênh. Có thể nói viết thương mại bao gồm rất nhiều các định dạng nội dung trên các kênh khác nhau như PR, group seeding, blog cho đến đa kênh (Instagram, Linkedin, Twitter….

Theo Website chính thức của cộng đồng Technical Writing HQ, thông thường các nội dung thương mại được chia làm 4 dạng chính:

Instructional (Nội dung mang mục đích hướng dẫn):

  • Tài liệu đào tạo nội bộ
  • Hướng dẫn sử dụng, bảo quản
  • Các bài viết mang tính định hướng, dẫn người đọc thực hiện một thao tác, quy trình nào đó.

Informational (Nội dung mang mục đích cung cấp thông tin hữu ích):

  • Nội dung các ấn phẩm trong nội bộ doanh nghiệp như: các bản kế hoạch và báo cáo kinh doanh, sổ tay nhân viên, thông tin về khách hàng hiện tại và tiềm năng của DN,…
  • Nội dung các ấn phẩm public đến khách hàng: Câu chuyện thương hiệu, brochure, catalogue, case study, credential,…
  • Thông cáo báo chí.
  • Các bài viết mang tính chất cung cấp thông tin về sản phẩm, thị trường,… nhằm điều hướng hoặc educate khách hàng (từ đó có thể tạo ra sự chuyển đổi)

Transactional: (Nội dung hướng tới giao dịch)

  • Thư chào hàng, các tài liệu khác gửi đến khách hàng, đối tác
  • Hóa đơn, Hợp đồng, Biên lai, tài liệu thanh toán,…

Persuasive: (Nội dung mang mục đích thuyết phục)

  • Nội dung quảng cáo trên nền tảng online: social media, google, landing page, email marketing…
  • Nội dung quảng cáo offline: nội dung quảng cáo POSM, OOH, băng rôn, leaflet, standee, banner sự kiện, các mẩu tin quảng cáo trên magazines, qua mobile,…

Other (Comercial Writing không tên khác): bài phát biểu, presentation,…

Cả 4 dạng bài này thường sẽ không triển khai riêng lẻ mà được kết hợp để bổ trợ lẫn nhau, tạo nên một chiến lược nội dung đồng bộ, toàn diện và giúp doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu kinh doanh. Với số đông chúng ta, dạng nội dung viết và đọc thường xuyên nhất sẽ nằm trong nhóm Persuasive.

Chỉ cần viết lách hay sẽ trở thành một người viết thương mại tốt.

Chỉ có kỹ năng viết thôi thì chưa đủ. Người viết thương mại cần trau dồi tư duy logic và những kiến thức về marketing, branding, v.v. Nội dung và sản phẩm vốn dĩ là tương đương nhau nhưng người viết cần phải khai thác dưới nhiều góc nhìn khác nhau, đào đúng được nhóm insight từ đó áp dụng vào trong context relevant để bài viết không được quá khiên cưỡng để đủ hấp dẫn người dùng ở lại lâu hơn với thương hiệu.

Sau hơn 2 năm làm việc tại Agency mình đã có dịp được học thêm nhiều kiến thức và kỹ năng đối với Marketer chính vì vậy chuyên mục nhỏ sẽ là nơi giúp các bạn Intern hoặc Junior nâng cao kỹ năng của mình. Hãy tiếp tục theo dõi và để lại comment cho mình để được kết nối nhé.

Bạn có thể mời mình một ly cà phê tại đây:  Nguyễn Thị Hương – Techcombank – 19030871048018.

 

Contextual Marketing: Tips giúp Content creator đa dạng bài viết

Dạo trước khi làm dự án pitching, mình đã được dịp hiểu về contextual marketing cũng như áp dụng vào trong bài proposal. Dù chỉ là một optional để KH có thể thấy được mình có thể đào sâu insight cùng liên kết sản phẩm với người tiêu dùng sáng tạo ra sao.

Không dừng lại ở đó, mình còn có những chiếc job execution mỗi tháng số lượng bài viết lên đến 12 bài, cần khai thác được emotional rồi cả product feature. Những lúc như vậy, câu hỏi được đặt ra chính là cần phải viết bài với những angle cùng context ra sao để vui lòng 3 bên: Mình vui – khách vui mà cả người dùng đọc cũng vui, họ hào hứng và thấy chúng có ích với bài viết ấy…

contextual content chính là một mảnh ghép hoàn hảo cho một chiến dịch dài hơi. Để rồi content creator có viết từ ngày này sang tháng nọ mà vẫn kể những câu chuyện mà người dùng thật sự quan tâm, cũng như mang đến những nội dung giá trị có ích cho họ.

Contextual Marketing đã giúp mình tìm ra được lời giải đáp này.

Sau khi được mớm mồi từ các dự án execution cho đến pitching thì mình nhận ra đã đến lúc cần phải đào sâu hơn về thuật ngữ này cũng như có thể áp dụng chúng nhuần nhuyễn vào trong công việc. Có thể nói ở bước đầu tiên, giúp mình có thể kết được từ bối cảnh hiện tại, nhu cầu của khách hàng để tạo ra những chủ đề trigger họ. Đây cũng là định hướng mình đang áp dụng cho chiến dịch marketing của Bean Up.

Về khái niệm thì contextual Marketing khi được dịch sang tiếng Việt chính là tiếp thị theo ngữ cảnh, có nghĩa là bối cảnh ngôn ngữ, mà ở đó người nói (người viết) sản sinh lời nói thích ứng. Còn người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội đúng thông điệp và đầy đủ lời nói. Nó có thể hiểu như là: các nội dung được đưa ra đặt trong môi trường xung quanh, giai đoạn diễn ra, hoặc những hoạt động mà khách hàng của thương hiệu trải nghiệm hàng ngày. 

Như ở Việt Nam chúng ta có Highland cùng với chiến dịch Xin vía với các nội dung tương tác với đa dạng khách hàng bằng chủ đề “Xin Vía” như: công việc, thi cử, may mắn, tình duyên…

 

 

Hay có cả Coca Cola khi contextual được khai thác chính là vào mùa Bóng Đá.

Khoá học Contextual Marketing trên Hubspot Academy có gì?

Với khoá học trên Hubspot Academy bản thân mình cũng được define thêm contextual marketing không chỉ được khai thác từ các yếu tố mùa lễ hội mà còn được khắc hoạ rõ nhất từ tính cá nhân của user qua ngôn ngữ, địa điểm, thói quen….

Khoá học của Hubspot được tạo ra để tăng trải nghiệm của khách hàng trên website kèm theo các tool để phân tích hành vi người dùng chứ không chỉ đơn thuần là tạo ra chiến dịch content dài hơi. Dù vậy, khi hiểu được khái niệm và ứng dụng của contextual marketing thì chúng ta có thể dễ dàng ứng dụng vào trong các chiến dịch của mình.

Trong đó có lợi ích khi ứng dụng contextual marketing:

  • Tạo ra từ những trải nghiệm cụ thể theo phân khúc khách hàng
  • Mang giá trị cùng nội dung giúp ích cho người đọc
  • Tối ưu hoá được content khi tìm kiếm cũng như tương tác đầu tiên của người dùng với nhãn hàng
  • Không gây khó hiểu cho người đọc
  • Đảm bảo người đọc có thể tiếp nhận được nội dung có giá trị

Nếu bạn là một Marketer mới thì đừng bỏ qua các khoá học online nhé, mình tin đây là một trong những cách giúp bạn có thể cải thiện tiếng Anh cùng kỹ năng chuyên môn nhanh chóng đó nha.

Sau hơn 2 năm làm việc tại Agency mình đã có dịp được học thêm nhiều kiến thức và kỹ năng đối với Marketer chính vì vậy chuyên mục nhỏ sẽ là nơi giúp các bạn Intern hoặc Junior nâng cao kỹ năng của mình. Hãy tiếp tục theo dõi và để lại comment cho mình để được kết nối nhé.

Bạn có thể mời mình một ly cà phê tại đây:  Nguyễn Thị Hương – Techcombank – 19030871048018.