Skip to content Skip to footer

#52 – Review Books: Bút chì sắc, ý tưởng lớn, quảng cáo để đời – Luke Sullivan, Sam Bennett

Thế là mình vừa ngốn xong một đầu sách về chuyên ngành Marketing nữa – Bút chì sắc, ý tưởng lớn, quảng cáo để đời” . Có một sự thật rằng sách chuyên ngành thường khó nuốt cùng tốn nhiều thời gian đọc dã man. Cả thanh xuân để đọc cuốn sách mà không dưới 3 lần phải cảm thán độ dày của cuốn sách vốn dĩ nội dung thì hay vô cùng, nhưng chúng lại khô khan.

“Bút chì sắc, ý tưởng lớn, quảng cáo để đời” – Luke Sullivan, Sam Bennett, mình đã mua nó trong hội sách vào tháng 3 năm 2018, nhưng mãi tới bây giờ mới đọc (vì có quá nhiều đầu sách”. Đây là cuốn sách nói về cuộc sống ở một agency quảng cáo sáng tạo – Nó không hề bị giới hạn ở một mảng quảng cáo nào mà đa dạng từ QC trên báo chí, QC ngoài trời, trên TV, trên Radio… Càng đọc bạn sẽ càng hiểu vì sao nó lại dài, đều có nguyên nhân cả đó. Nếu bạn tò mò thì xem ưu đãi của sách ở đây nhen https://shorten.asia/nEHcQSpk

Bản thân mình đã tìm đọc cũng được khá nhiều đầu sách của Marketing và mình thấy rằng cuốn “Bút chì sắc, ý tưởng lớn, quảng cáo để đời” vẫn mang một màu sắc khác biệt trong lĩnh vực sáng tạo với cương vị là một agency với nhiều năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, có thể là do giọng văn dịch thuật chưa mô tả được hết phong cách hành văn của người viết, nên dù truyền đạt được hết kiến thức nhưng lại có phần khô khan. (Hầu hết phong cách hành văn của người làm sáng tạo khá nhây và hài hước nên mình nghĩ vậy :P)

  1. Ấn tượng đầu tiên về quyển sách

Bạn đừng nghĩ rằng đây là cuốn sách về content thôi nhé, mặc dù đó cũng chính là những gì mình nghĩ khi chọn mua. Nhưng “Bút chì sắc, ý tưởng lớn, quảng cáo để đời” lại là một chuỗi những kinh nghiệm làm việc của đội ngũ sáng tạo đối với các client, từ những buổi đầu lên ý tưởng cho đến khi đưa ý tưởng đến với khách hàng, bị vùi dập, phải bảo vệ… và nhiều hơn thế, đây chính là một cuốn sách về môi trường sinh thái cuả marketing, bao quát hơn với nhiều sự kiện và nhiều đối tượng liên quan.

Đồng thời, tác giả Luke Sullivan, Sam Bennett cũng đã mô tả thật sinh động (có chút hài hước) về những tình huống, client mà bản thân gặp qua trong suốt quãng thời gian làm việc của mình với những từ ngữ ẩn dụ độc đáo. Một trong những câu nói thú vị mình nhớ chính là dù ở bất cứ agency nào cũng đều có những vấn đề riêng của mình. Không thể nào có sự hoàn hảo đâu nhé ^^

Tác phẩm bao gồm các ví dụ và trải nghiệm hay nhất trong tất cả các phương tiện truyền thông mới: từ truyền thông xã hội đến truyền thông truyền thống, từ marketing trực tiếp đến marketing trải nghiệm, từ quảng cáo ngoài trời đến quảng cáo di động. Không giống như những cuốn sách kỹ năng khô khan khác, tác giả khéo léo lồng ghép những câu chuyện thú vị gây cười giúp độc giả có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.

  1. Cuốn sách này dành cho ai

Nếu bạn là một sinh viên đang học về ngành Marketing bạn có thể tìm đọc cuốn sách này. Nó sẽ giúp bạn hiểu được những sự thật trong một môi trường agency quảng cáo là như thế nào! Vô cùng mặn mà và sự thật phũ phàng đó sẽ giúp bạn có những định hướng cụ thể hơn về công việc trong tương lai của bạn

Còn nêú bạn đã ra trường và chập chững những tháng ngày làm thực tập sinh, bạn đang hừng hực trước những ý tưởng sáng tạo đầy táo bạo, tuy nhiên hay bị các anh/ chị lâu năm dội gáo nước lạnh phản bác đầy ấm ức… thì nên đi thẳng tới nhà sách và rước em này về liền. Không phải tự nhiên đâu nhé … đều là những kinh nghiệm xương máu đó.

Ngay cả khi bạn đã đi làm thật lâu rồi, bạn thấy bản thân còn quá nhiều thứ để update thì hãy theo bạn thực tập sinh đi đón em này về nhé! Đây sẽ là cuốn sách giúp bạn đi tắt được một vài đoạn trên con đường làm sáng tạo của mình.

  1. Đoạn trích hay của sách

“Sự hỗn loạn” xuất hiện: Một sự bùng nổ các nhãn hàng đã khiến các quầy hàng tràn ngập hàng chục nghìn logo và nhét cả mớ quảng cáo của hàng loạt sản phẩm na ná nhau… Để đáp lại “Sự hỗn loạn” chúng ta có “Bức tường” là chiếc phễu lọc sự tiếp nhận mà người tiêu dùng dựng lên để tưn bảo vệ mình khỏi bị ngập trong cơn sóng thần thông tin sản phẩm.

Sự thật không phải là sự thật cho đến khi nào người ta tin bạn và họ sẽ không thể tin bạn nếu họ không biết bạn đang nói gì, và họ không thể biết bạn đang nói gì nếu họ không lắng nghe bạn, và họ sẽ không lắng nghe bạn nếu như bạn không có gì thú vị, và bạn sẽ chả có gì thú vị trừ phi bạn nói gì đó theo một cách độc đáo, tươi mới và tràn đầy trí tưởng tượng. – Bill Bernbach

QC là một nghệ thuật tinh tế, thay đổi liên tục, không thể công thức hoá, nở rộ trên sự tươi mới và tàn úa trên sự bắt chước …

Một thương hiệu không phải chỉ là cái tên trên vỏ hộp. Nó cũng không phải là thứ ở trong hộp. Một thương hiệu là tổng hợp tất cả những cảm xúc, suy nghĩ, hình ảnh, lịch sử, khả năng, và những lời bàn tán tồn tại trên thị trường về một công ty nhất định nào đó.

Một chiến lược quá cụ thể sẽ khiến các biện pháp thực thi bị thu hẹp lại rất nhiều và tự chiến lược trở thành biện pháp thực thi

Các động lực mua hàng về mặt cảm xúc thường kết nối với khách hàng sâu sắc hơn là tác động lực lý trí.

Mấu chốt của làm việc nhóm không phải là để gây ấn tượng với đối tác bằng cách thả một ý tưởng đã hoàn thiện lên trên bàn phòng hội thảo, mà là phải làm sao để 1 + 1=3

Buồn cười là một tập con của thú vị. Buồn cười không phải là một ngôn ngữ. Buồn cười là một giọng điệu. Và buồn cười có khi còn không phải là giọng điệu đúng

Viết là một cách tư duy – tư duy với cây bút chì của bạn, cổ tay bạn, đốt xương sống của bạn và xem mỗi thứ ấy sẽ dẫn đến đâu.

Việc viết lách có khuôn khổ không phải là một thứ muốn hay không; đó là một quá trình.

Nếu phần hình ảnh đã là một ý tưởng được xử lú kĩ cành, hãy để tiêu đề lặng lẽ thu dọn phần việc còn lại. Và nếu tiêu đề đã tuyệt diệu rồi, đã được viết rất hay rồi, và bao quát được hết các phần cơ bản rồi, thì phần hình ảnh nên chỉ như là phần kem phết trên chiếc bánh.

Không bao giờ trưng bày hình ảnh của những gì bạn đang nói và không bao giờ nói những gì bạn đang trưng ra.

Hãy đọc sách và tạp trí. Hãy thám hiểm các trang web. Hãy thử hết các công nghệ mới. Hãy đi dạo một giờ ở một cửa hành bán sản phẩm apple. Hãy xem tất cả những bộ phim thú vị mới. Tuần này đang có ứng dụng nào được ghi dấu đây? Hãy đi đến các triển lãm mới kỳ quặc ở các viện bảo tàng. Hãy biết cái gì đang có ở ngoài kia, cả tốt cả xấu. Đó gọi là luôn để tay trên mạch đập của văn hoá…

Ngày nay khán giả sẽ từ chối không thương tiếc các phương tiện truyền thông – cũng như các tiếp thị nhãn hàng – mà không thể hoà hợp được với lối sống số đang ngày càng kết nối liên thông với nhau ấy.

Có 5 loại người sử dụng truyền thông xã hội: người tham gia, người xem, người sáng tạo, người phê bình và người sưu tập. Tất cả bọn họ lên mạng với các lý do khác nhau, tìm kiếm những thứ khác nhau.

Hãy tập hợp nhóm marketing của bạn và vẽ ra các kế hoạch sản phẩm, quảng cái và khuyến mãi cho tháng đó. Hãy thiết lập các ưu tiên và quyết định chiến lược hội thoại tương ứng, tránh việc khuyến mãi quá mức và thay vào đó tạo ra một sự cân bằng khôbg quá mức xâm phạm nhau giữa những thứ: câu hỏi dẽ khuấy động phản ứng, nội dung ( video, hình ảnh, giải trí) …..

Lan truyền chỉ là kết quả, không phải là chiến lược.

Mảng truyền hình phản ánh trực tiếp (DRTV) – cấu trúc đơn giản là việc bạn muốn tổ chức thông tin của mình như thế nào, và hầu hết DRTV chứa đựng nhiều thông tin ( để thuyết phục người ta hành động)

Hãy luôn nhớ điều này khi bạn đi vào để trình bày; khách hàng không có nhiệm vụ phải biết đấy là một tác phẩm quảng cáo tuyệt vời khi họ nhìn thấy nó. Nói chung họ là những người chỉ quan tâm đến số tiền mà thôi.

Hãy lắng nghe, kể cả khi bạn không muốn. Bạn chẳng mất gì khi lắng nghe cả. Đó là phép lịch sự.

Truyền thông thực sự không phải là thứ bạn nói. Nó là thứ mà người nghe có thể thu hoạch được – Tom Monahan

Trong mỗi quảng cáo đều có các thông điệp ngầm ẩn và lộ liễu, cả hai loại đều quan trọng như nhau. Thông điệp lộ liễu là thứ mà câu tiêu đề và hình ảnh đang nói ra. Nhưng thứ ngầm ẩn, cấu trúc của quảng cáo đó đang gửi đi nhiều thông điệp về chất lượng sản phẩm đó, về đẳng cấp, về cử chỉ, tính cách của khách hàng của bạn.

 

 

Leave a comment

0.0/5