Skip to content Skip to footer

#3 – Review Book: “Trí tuệ Do thái”-thành công là quá trình rèn luyện

“Tất cả mọi thành tựu không phải do may mắn mà có, tất cả đều phải đánh đổi. Ngay cả với trí tuệ, sự học” 

Đọc quyển sách này đã được khá lâu nhưng lại chần chừ mãi mới viết về nó. Vốn dĩ nghĩ sẽ viết một bài thật hoành tá tràng về nó cho nó có tí xíu chuyên nghiệp những mãi cũng quên đem theo sách để viết lại mấy cái note nên thôi sẽ viết theo những ấn tượng của bản thân về sách vậy.

Người ta luôn mặc định nghĩ rằng “Người Do thái” vô cùng thông minh, sáng suốt trí nhớ tốt, tuy dân số ít nhưng luôn đạt được những thành tựu to lớn hơn so với những dân tộc khác. Người ta cho rằng đó là do cấu tạo não khác biệt, hoặc do môi trường sống đặc thù, nhưng sự thật không phải vậy.

Người Do thái có những suy nghĩ, hành động và tư duy khác biệt không phải do sự khác biệt về cấu tạo não mà do những khó khăn trong cuộc sống buộc họ phải có những tư duy khác biệt. Trong đó chính là những giáo dục riêng. Điển hình có thể nói đến chính là trí tưởng tượng, sự ghi nhớ, học hỏi từ những điều từ môi trường sống.

Người Do thái họ không áp đặt suy nghĩ, trí tưởng tượng cho mọi người. Mỗi người đều có một thế giới quan riêng, trong tín ngưỡng của người Do thái họ không có một hình ảnh cụ thể về Chúa trời, thần phật. Họ tin tưởng về thế giới tâm linh, nhưng đối với từng người họ có hình ảnh về vị thần của mình riêng, đó có thể bắt nguồn từ những người họ ngưỡng mộ hoặc kinh nể. Tại các nước Châu Âu, Châu Á dường như các vị thần luôn có một hình ảnh cụ thể được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được rập khuôn, dù chưa bao giờ được nhìn thấy hình ảnh của các vị thần nhưng các thế hệ đều tin hình dáng của các vị thần theo xây dựng rập khuôn. Nhưng người Do thái thì không, họ có thể lưu truyền về các truyền thuyết các vị thần nhưng họ không rập khuôn về hình ảnh thế nên trí tưởng tượng của họ khá đa dạng và không có giới hạn.

Do phải luôn di chuyển trên các sa mạc cằn cỗi, cùng với những nguy hiểm rình rập, người Do thái không thể dùng bút giấy để lữu trữ về nguồn gốc tổ tiên của mình mà họ dùng chính trí nhớ của mình để ghi nhớ về cuội nguồn của mình. Việc không ỷ lại các thiết bị đã giúp họ sử dụng trí não của mình thường xuyên hơn, hạn chế cho chúng bị lãng quên, nên ngay cả đối với những người lớn tuổi trí nhớ của họ luôn minh mẩn và khỏe mạnh.

Môi trường sống khó khăn để vượt qua chúng họ phải luôn quan sát những thay đổi từ môi trường sống xung quanh để có những thay đổi thích ứng phù hợp nhất. Chính vì vậy dù đi khắp nơi nhưng người Do thái luôn có thể thích ứng tốt nhất cùng với học hỏi tốt nhất. Họ không cho phép bản thân ngừng học hỏi cũng như đứng lại, thế nên dù đến đâu họ đều đạt được những thành tựu nổi bật…

“Trí tuệ do thái” dường như đã bật mí gần hết những bí mật của họ, tưởng chừng như cao siêu nhưng hóa ra khá đơn giản, chứng minh rằng những thành tựu của họ không phải được tạo ra từ may mắn mà phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện theo năm tháng. Họ thành công do phải luôn đối mặt với những thách thức cùng khó khăn của cuộc sống, không được phép bỏ cuộc chính là những nguyên tắc sống của họ. Nhìn thấy cơ hội trong cả những lúc khó khăn nhất đã tạo độc lực để họ luôn bước tiếp về tương lai.

Quyển sách “Trí tuệ do thái” là quyển sách mà hầu hết mỗi bạn trẻ nên có trong bộ sưu tập của mình, đây có thể là người bạn đồng hành vượt qua những khó khăn, lúc chán chường khi bị vấp ngã.

Leave a comment

0.0/5